Hệ thống trường học

Điện thoại: 0967 08 48 78

10 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

25/10/2022

Trẻ đổ bệnh vào mùa đông luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp cùng với không khí ẩm thấp tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Vì thế, phụ huynh cần theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để tránh nhiễm phải một số căn bệnh thường gặp vào mùa đông sau đây:

1. Bnh cm cúm

Cảm cúm là một trong những căn bệnh về đường hô hấp mà trẻ thường mắc phải nhất khi trời trở đông. Cảm cúm xuất hiện khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể và lây lan từ người này sang người khác. Virus cúm tập trung ở mũi và cổ họng.

Bệnh cảm cúm ở trẻ em đặc biệt dễ lây lan do trẻ thường xuyên có thói quen chạm tay vào mắt, mũi miệng, ngậm đồ vật hay thường xuyên chạm vào nhau khi chơi đùa. Tuy nhiên, cũng có khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ tiếp xúc của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ như bồng bế, cho ăn, thay quần áo,...

 Có rất nhiều triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhưng thường gặp nhất là sốt, ớn lạnh, run rẩy, ho khan, đau họng, nhức đầu, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, chán ăn. Mặc dù trẻ em bị cảm cúm có thể có nhiều triệu chứng giống như người lớn nhưng bên cạnh đó cũng có một số điểm khác biệt: Trẻ sơ sinh có thể bị sốt cao không rõ nguyên nhân và không có triệu chứng nào khác. Trẻ nhỏ thường có nhiệt độ trên 39,5° C và có thể bị sốt co giật.

 Để phòng tránh cảm cúm cho trẻ, cha mẹ tốt nhất nên giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu và cổ cho trẻ, thường xuyên cho trẻ uống nước ấm và hạn chế đồ ăn lạnh. Bên cạnh đó, cần thường xuyên giữ cơ thể sạch sẽ cho trẻ và cả môi trường xung quanh. Ngoài ra, cần theo dõi và nhắc nhở trẻ tránh đặt tay lên các cơ quan dễ nhiễm vi khuẩn như mắt, mũi, miệng, hạn chế tiếp xúc với nhiều người, tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Trong thời gian này, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng.

 

2. Bnh tiêu chy

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Bệnh tiêu chảy bắt đầu với triệu chứng sốt rồi đến đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Tuy bệnh không khó chữa nhưng cha mẹ lại dễ nhầm lẫn bệnh với những bệnh như cúm, sốt mọc răng,... nên hay khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

 

 


Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng, dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy vào mùa đông rất đơn giản. Cha mẹ chỉ cần lưu ý cho bé ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, tăng cường dinh dưỡng để nâng cao đề kháng, vệ sinh môi trường sống, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi trong nhà và cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh tiêu chảy theo khuyến cáo của WHO.

3. Bnh viêm phế qun

 

 

Viêm phế qun là hi chng lâm sàng do tình trng viêm cp ca khí qun và các phế qun ln. Đây cũng là bnh khá ph biế tr em, phát sinh do môi trường ô nhim, thi tiết chuyn lnh, nhà cm thp,... hoc sau khi tr mc mt căn bnh nhim khun khác như cúm, ho gà, si,…

Đối tượng thường mc phi viêm phế qun nht là tr t 6 tháng đến 3 tui, đặc bit là tr nh dưới 1 tui. Vì vy, cn lưu ý luôn gi m cho tr vào mùa đông, luôn gi cho môi trường sng ca tr sch s bng cách thường xuyên lau dn nhà ca, v sinh đồ chơi ca tr,... Thêm vào đó, cn tránh để bi bn, phn hoa, khói thuc lá, lông chó mèo đến gn tr. Nên ch động cách ly vi người ln hoc tr nh khác đang mc bnh đường hô hp.

4. Bnh viêm mũi d ng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc bị viêm do dị ứng với các tác nhân bên trong và ngoài cơ thể, là bệnh thường gặp ở trẻ em dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho trẻ khó chịu. Bệnh viêm mũi xuất hiện nhiều ở trẻ em vào mùa đông khi không khí ẩm thấp khiến nấm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển. Một số triệu chứng viêm mũi dịứng thường gặp ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:

  • Ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng thở
  • Hắt hơi liên tục, đặc biệt vào buổi tối và sáng khi ngủ dậy
  • Quấy khóc, mệt mỏi, bỏ ăn, mất ngủ về đêm
  • Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị chảy máu cam rất nguy hiểm

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khá đơn giản. Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương để rửa mũi cho trẻ mỗi ngày. Trước khi ngủ, cha mẹ dùng khăn ấm lau cánh mũi cho trẻ vì hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc/nghẹt mũi. Thường xuyên giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng việc tắm nước ấm hàng ngày, giữ ấm vùng cổ, mũi và đôi chân. Ngoài ra, hạn chế đến mức tối đa cho trẻ tiếp xúc với các vật nuôi, đặc biệt là chó, mèo. Vệ sinh nhà cửa, các vật dụng trong nhà, môi trường xung quanh bé sạch sẽ cũng là cách giúp trẻ tránh xa căn bệnh thường gặp này. Thêm vào đó, nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin C để giúp tăng sức đề kháng.

 

5. Bnh viêm đường hô hp trên

Đường hô hấp trên được xác định từ mũi rồi đến hầu, họng, xoang và thanh quản. Viêm đường hô hấp trên là tổng hợp của nhiều bệnh lý khác nhau: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, cảm lạnh,... Trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng là những đối tượng dễ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên.

 

 

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường rất đa dạng, có thể kể đến như: sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, đau cổ họng, mệt mỏi, chán ăn. Cũng như những căn bệnh đã được liệt kê trước đó, để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên, cha mẹ cần giữ cho trẻ môi trường sống thông thoáng, không bụi bặm và khói thuốc lá, cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tốt nhất, cha mẹ nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) và tránh việc cho trẻ ăn nhiều đồ ăn lạnh.

6. Bnh viêm phi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan, đe dọa sức khỏe thậm chí tính mạng của trẻ. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang mắc chứng ho, cảm cúm hoặc được lây truyền từ người bị viêm phổi qua đường giọt bắn, cụ thể là khi ho, hắt hơi hoặc khi nói chuyện.

Cha mẹ nên theo dõi, phát hiện sớm và đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán cũng như có hướng điều trị kịp thời nếu trẻ có các biểu hiện/triệu chứng sau đây:

  • Ho nặng tiếng
  • Đau ngực trong lúc ho và giữa cơn ho 
  • Nôn giữa cơn ho hoặc sau cơn ho
  • Thở nhanh liên tục, thở gắng sức, thở rít
  • Sốt vừa hoặc sốt cao
  • Tím tái quanh môi và mặt do thiếu oxy

Sự nguy hiểm của bệnh viêm phổi tuy vô cùng đáng quang ngại nhưng không phải là không thể phòng tránh. Phương pháp tối ưu nhất là trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Việc này sẽ giúp giảm được gần 1/4 nguy cơ viêm phổi ở trẻ. Đặc biệt, giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, không khói bếp và khói thuốc lá sẽ giảm được đến 50% nguy cơ mắc bệnh. Cha mẹ cũng lưu ý tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng để không những loại trừ virus gây viêm phổi mà còn tránh được vô số các căn bệnh khác.

 

7. Bnh hen suyn

Tình trạng viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp được gọi là hen suyễn. Bệnh hen suyễn ở trẻ em xuất phát do di truyền, do trẻ bị cảm lạnh hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Các yếu tố gây hen suyễn có thể kể đến như phấn hoa, lông thú, khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất, nhiễm trùng không khí, thời tiết thay đổi,...

 Khi mắc phải hen suyễn, trẻ có những biểu hiện như ho liên tuc (nhất là vào ban đêm), thở khò khè, khó thở, thở nhanh, thở gấp, khuôn mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi, đau ngực.

Cần lưu ý phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng các biện pháp như:

  • Giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với lông thú cưng
  • Giữ trẻ tránh xa khói thuốc, khói bếp, bụi bặm
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, đặc biệt là không gian sử dụng máy điều hòa
  • Cho trẻ tập thể dục thường xuyên


8. Bnh st xut huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em dễ gây nguy hiểm hơn so với người lớn. Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ muỗi vằn vào mùa mưa, tại những môi trường vệ sinh kém. Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi tấn công nhất vì bản tính hiếu động, thích nghịch bẩn, vào những góc tối để chơi đùa. Bên cạnh đó, do cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi và thân nhiệt cao hơn người lớn nên muỗi dễ phát hiện.

Trẻ bị sốt xuất huyết ban đầu có thể có triệu chứng đau đầu, đau mỏi người, tiếp đó là sốt cao đột ngột kéo dài khoảng từ 2 - 7 ngày và kèm theo biểu hiện như xung huyết da, phát ban, mặt đỏ phừng, buồn nôn, mệt mỏi, đi ngoài có phân đen,...

 

 

Hiện tại, sốt xuất huyết đã có vắc xin phòng ngừa nhưng hiệu quả không được như người dân mong đợi. Vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là diệt muỗi từ môi trường sống đến môi trường sinh sản của chúng. Những khu vực có nước đọng như bình nước, thùng nước, nhà tắm,... cần được dọn dẹp sạch sẽ, khô thoáng hoặc đậy kín. Ngoài ra, cho trẻ mặc trang phục áo dài tay, quần dài và sử dụng mùng/màn che quanh giường ngủ cũng là một cách thức đơn giản nhưng hiệu quả để phòng tránh muỗi đốt.

9. Bnh nhim trùng hô hp

Nhiễm trùng hô hấp (nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm đường hô hấp) là tình trạng vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương ở một hoặc nhiều các vị trí của đường hô hấp như tai, mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Bệnh thường có biểu hiện ho không quá 3 ngày.

Nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em được chia thành 2 loại:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Bao gồm viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng, chủ yếu là virus gây ra, đa phần trẻ sẽ tự khỏi bệnh khi được chăm sóc tốt.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Bao gồm viêm nhiễm vùng phổi, phế quản, tiểu phế quản,... Đây là nhóm bệnh được đánh giá nguy hiểm hơn so với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trong đó, viêm phổi chính là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tác nhân gây bệnh có thể là virus, vi khuẩn hoặc nấm.

Khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, trẻ thường có những biểu hiện như:

  • Đối với đường hô hấp trên: khó thở, thở nhanh, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, đau rát họng, mệt mỏi, đau đầu.
  • Đối với đường hô hấp dưới: ho nặng, sốt, khó thở, thở nhanh, đau ngực, thở khò khè, da tái xanh.


 

Dù tính chất căn bệnh nặng hay nhẹ, nhiễm trùng hô hấp cũng gây khó chịu rất lớn đối với trẻ em bởi triệu chứng khó thở. Chính vì vậy, cha mẹ cần sử dụng những biện pháp phòng chống viêm đường hô hấp như: rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ngậm nước muối ấm (đối với trẻ lớn), uống nhiều nước, tránh môi trường ẩm thấp, khói bụi, khói thuốc lá. Đặc biệt, để tránh mắc bệnh do lây nhiễm, cần cách ly trẻ với các nguồn lây bệnh như khăn tay, khăn mặt, bàn chải, khẩu trang,... của những người đang nhiễm bệnh.

10. Bnh nhim trùng tai

Ngoài các bệnh về hô hấp, trẻ em khi sinh hoạt trong mùa đông còn có khả năng gặp phải căn bệnh phổ biến khác - nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai (hay còn gọi là viêm tai giữa) là tình trạng viêm nhiễm vùng tai giữa do có dịch mắc kẹt ở tai giữa (túi nhỏ chứa không khí nằm phía sau màng nhĩ).

 

 

Sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc đang khi bị viêm họng, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng tai. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, tuy tính chất không quá nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ không theo dõi thường xuyên thì sẽ khó phát hiện ra tình trạng của con.

Triệu chứng thường thấy ở trẻ bị nhiễm trùng tai là cảm giác ù tai, ngứa tai, khó nghe, tai chứa dịch (mủ), đau tai. Cha mẹ cần ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ bằng việc vệ sinh tay trẻ sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, thuốc lá, giữ ấm cho trẻ khi tiếp xúc với không khí lạnh.

 Sưu tầm


Đăng ký tham quan trường